Lựa chọn các mẫu bàn ghế hoặc thiết bị, phụ kiện cho góc làm việc theo kích thước và thông số tiêu chuẩn, bạn đã bao giờ nghĩ đến chưa? Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người dùng mà việc làm này còn hạn chế tình trạng phải thay mới, đổi trả đồ nội thất, thiết bị, phụ kiện vốn vô cùng tốn kém.
Tiêu chuẩn ANSI/HFES 100-2007 (Human Factors Engineering of Computer Workstations) được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Hội Kỹ thuật yếu tố con người và công thái học (HFES) cung cấp hướng dẫn chi tiết về thiết kế góc làm việc với PC và các thiết bị điện tử nhằm mang lại sự thoải mái, đảm bảo sức khỏe cũng như tính hiệu quả cho công việc.
Vậy tiêu chuẩn này đề cập đến những thông số nào? Tại sao tiêu chuẩn này lại trở thành một công cụ quan trọng cho các nhà thiết kế, kỹ sư và quản lý để xây dựng các không gian làm việc ngày càng thân thiện hơn với con người?
Nội dung chính của tiêu chuẩn ANSI/HFES 100-2007
Tiêu chuẩn đề cập đến các khái niệm về Installed Systems, Input Devices, Visual Displays và Furniture (hệ thống chung, thiết bị, màn hình hiển thị và nội thất):
- Installed Systems (việc bố trí hệ thống): cung cấp thông số kĩ thuật về cấu trúc, cấu hình một không gian làm việc tiêu chuẩn (âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ,...) và một số thành phần khác ảnh hưởng đến hiệu suất công việc
- Input Devices (thiết bị): cung cấp thông số về các thiết bị (chủ yếu là bàn phím, chuột) nhằm đảm bảo tính công thái học, giảm thiểu các yếu tố gây kém thoải mái khi làm việc
- Visual Displays (màn hình hiển thị): tương tự là các thông số về màn hình hiển thị để người dùng có thể quan sát tốt, làm việc lâu dài mà không gây ra các vấn đề về thị lực
- Furniture (nội thất): đề cập đến các thông số kích thước tiêu chuẩn của nội thất, hỗ trợ tư thế ngồi của người dùng, tạo nên sự thoải mái dài lâu.
Một số thông số tiêu chuẩn liên quan đến workspace
Ở khuôn khổ bài viết này, HyperWork sẽ chỉ đề cập đến một số thông số tiêu chuẩn của các thiết bị, nội thất, phụ kiện hay yếu tố phổ biến, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hiệu suất công việc của người dùng.
1. Bàn và ghế
- Chiều cao bàn: có thể điều chỉnh từ 22 inch (559 mm) đến 33 inch (838 mm), phù hợp với các tư thế ngồi và đứng
- Không gian để chân: tối thiểu 17 inch (432 mm) chiều sâu, 30 inch (762 mm) chiều rộng và 20 inch (508 mm) chiều cao để chân được thoải mái
- Chiều cao ghế: từ 16 đến 21 inch (tương đương 40,6 đến 53,3 cm)
- Chiều rộng ghế: từ 16 đến 20 inch (tương đương 40,6 đến 50,8 cm)
- Độ sâu ghế: từ 16 đến 18 inch (tương đương 40,6 đến 45,7 cm)
- Kê tay: từ 7,9 đến 10,6 inch (tương đương 20,1 đến 26,9 cm) từ mặt ngồi ghế
- Tựa lưng: từ 12 đến 19 inch (tương đương 30,5 đến 48,3 cm) từ mặt ngồi ghế, góc nghiêng từ 90-120 độ.
2. Màn hình
- Chiều cao: cạnh trên của màn hình ngang tầm mắt hoặc thấp hơn tầm mắt 15-20 độ
- Khoảng cách từ mắt đến màn hình: 18 inch (457 mm) đến 30 inch (762 mm)
- Góc nghiêng: nghiêng từ -5 độ đến +20 độ
- Độ phản chiếu: màn hình nên có khả năng giảm phản chiếu ánh sáng để tránh chói.
3. Phím chuột
- Chiều cao bàn phím: phù hợp để cổ tay thẳng, khuỷu tay vuông góc hoặc hơi mở
- Góc nghiêng bàn phím: 0 độ đến 15 độ
- Chuột: ở vị trí ngang với bàn phím, dễ dàng điều khiển mà không cần vươn tay.
4. Ánh sáng
- Độ sáng: mức chiếu sáng từ 300 lux đến 500 lux
- Yếu tố giảm chói: tránh ánh sáng trực tiếp từ cửa sổ hoặc đèn chiếu vào màn hình
- Thiết bị đèn: có thể điều chỉnh vị trí và cường độ sáng.
Để lại bình luận
Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.