Tiêu chuẩn BIFMA là gì? Tại sao ghế công thái học lại cần đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định này?

Tiêu chuẩn BIFMA là gì? Tại sao ghế công thái học lại cần đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định này?

Các mẫu ghế công thái học từ HyperWork đều có chứng nhận đạt tiêu chuẩn BIFMA Piston Class 4 sau khi đã trải qua nhiều bài kiểm tra, thử nghiệm nghiêm ngặt. 

Tiêu chuẩn kiểm định BIFMA  được coi là bảo chứng về mặt chất lượng và độ an toàn, bền bỉ của sản phẩm nội thất. 

Đây là tên viết tắt của The Business and Institutional Furniture Manufacturer’s Association - Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh đồ nội thất. BIFMA thiết lập các tiêu chuẩn về yêu cầu đối với kĩ thuật (cấu trúc, tính năng, hiệu suất và độ an toàn, bền bỉ) của các món đồ nội thất như ghế, bàn, tủ,... được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu.

Mặc dù các bài kiểm tra cơ bản theo tiêu chuẩn BIFMA có thể áp dụng chung cho tất cả các loại piston (Class 3 và Class 4 - những loại piston thường gặp với ghế công thái học), nhưng mỗi Class lại có yêu cầu riêng về tải trọng cũng như mức độ kiểm tra khác nhau.

Ghế sử dụng piston Class 4 sẽ phải trải qua bài kiểm tra với mức tải trọng cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu về độ bền tốt hơn. 

Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn BIFMA Piston Class 4 bao gồm:

1. Kiểm tra tải trọng chức năng (Functional Load Test)

- Mục đích: Bài kiểm tra này nhằm đảm bảo các chức năng của ghế hoạt động trơn tru, chính xác dưới điều kiện tải trọng thực tế, nhằm đánh giá tổng quan về khả năng hoạt động của các chức năng ghế. 

- Tiêu chuẩn: 

Nhà sản xuất cần phải kiểm tra các chức năng như điều chỉnh chiều cao (đảm bảo ghế giữ vững vị trí), hỗ trợ ngả lưng (đảm bảo ghế không bị trượt hoặc thay đổi vị trí ngả), khóa ngả lưng (đảm bảo cơ chế khóa không bị kẹt hay gặp sự cố). 

Mức tải trọng được áp dụng cho bài kiểm tra này là 150 kg. Chu kỳ thực hiện khoảng 10.000- 20.000 chu kỳ (đối với điều chỉnh chiều cao) và 10.000-30.000 chu kỳ (đối với ngả lưng). 

2. Kiểm tra tải trọng chứng minh (Proof Load Test)

- Mục đích: Bài kiểm tra này nhằm xác định khả năng chịu lực của ghế dưới tải trọng cực đoan mà không xảy ra tình trạng biến dạng nghiêm trọng hoặc có sự cố về cấu trúc ghế.

- Tiêu chuẩn

Ghế cần chịu được một mức tải trọng cao hơn mức dự kiến tối đa. Nhà sản xuất cần duy trì tải trọng này từ 1-2 giờ để mô phỏng trong thực tế, ghế cũng có thể phải trải qua một điều kiện tải trọng cực đoan như vậy. 

3. Kiểm tra độ mệt mỏi (Fatigue Test)

- Mục đích: Khi thực hiện bài kiểm tra độ mệt mỏi, nhà sản xuất cần phải chứng minh chiếc ghế của mình có thể chịu đựng trong điều kiện sử dụng thực tế ở một khoảng thời gian dài (tính kéo dài và liên tục) mà vẫn không hỏng hóc hay suy giảm các tính năng. Một số bộ phận như piston nâng hạ, tựa lưng sẽ được chú trọng để đảm bảo không xảy ra tình trạng hao hụt công năng. 

- Tiêu chuẩn:

Đối với piston Class 4, tải trọng mô phỏng thường là 150 kg. Nhà sản xuất thực hiện từ 60.000 - 100.000 chu kỳ, với mỗi chu kỳ bao gồm một lần ngồi và một lần đứng lên. Ngoài ra, tốc độ chu kỳ cần được đảm bảo 10-15 chu kỳ/phút. 

4. Kiểm tra tải trọng tĩnh (Static Load Test)

- Mục đích: Với kiểm tra tải trọng tĩnh, nhà sản xuất cần đảm bảo chiếc ghế của họ có thể chịu được tải trọng tối đa mà không gặp phải sự cố về cấu trúc ghế hay hao hụt về mặt chức năng (mô phỏng việc sử dụng ghế trong điều kiện nặng ở một khoảng thời gian liên tục). 

- Tiêu chuẩn:

Ghế cần duy trì chịu tải trọng tối đa 150 kg trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1-2 giờ mà không bị biến dạng hay hư hỏng.

Nhà sản xuất cần thực hiện đặt một khối lượng chuẩn hoặc một thiết bị tạo lực (tương ứng tải trọng tối đa) lên mâm ghế, lưng ghế, hoặc các bộ phận quan trọng khác của ghế. Nếu khung ghế, piston, tựa lưng, kê tay, tổng thể ghế vẫn ổn định sau thời gian thử nghiệm thì chiếc ghế đạt yêu cầu bài kiểm tra này. 

 5. Kiểm tra tải trọng động (Dynamic Load Test) 

- Mục đích: Kiểm tra tải trọng động nhằm đánh giá ghế có thể chịu được lực tác động từ việc sử dụng liên tục và đột ngột (mô phỏng quá trình đứng lên ngồi xuống nhiều lần của người dùng) hay không. Nếu đảm bảo không xảy ra sự cố về cấu trúc hay chức năng, chiếc ghế sẽ vượt qua bài kiểm tra này. 

- Tiêu chuẩn:

Ghế cần chịu được tải trọng 150 kg với các chu kì ngồi và đứng (từ 60.000 đến 100.000) theo tốc độ 10-15 lần/ngày.

Tuy vậy, thay vì phải mất đến nhiều năm mới có thể hoàn thành bài kiểm tra này theo tính toán, thì các thiết bị kiểm tra độ bền hiện đại sử dụng cảm biến đã có thể mô phỏng hàng nghìn chu kỳ mỗi giờ, giúp rút ngắn đáng kể thời gian kiểm tra. 

Ghế công thái học trải qua kiểm định tiêu chuẩn BIFMA có thể đảm bảo về:

- Độ bền, tính ổn định theo thời gian

- Độ an toàn cho người dùng (với tải trọng khuyến cáo từ nhà sản xuất)

- Tính linh hoạt (dễ dàng thay đổi các tính năng về ngả lưng, nâng hạ, kê tay, tựa đầu theo dáng người và nhu cầu làm việc - giải trí - thư giãn của người dùng)

- Chất lượng vật liệu (đạt tiêu chuẩn chất lượng, bền bỉ, không độc hại)

- Chất lượng cấu trúc và thiết kế (cấu trúc chắc chắn, thiết kế hợp lý)

Reading next

Tạo đột phá trong hiệu suất công việc: Lý do doanh nghiệp nên đầu tư và chuẩn hóa góc làm việc
So sánh các thế hệ arm mic HyperWork: MA-01S đa dạng adapter, MA-02 cột nâng tháo rời, Onik thiết kế điểm nhấn

Leave a comment

This site is protected by hCaptcha and the hCaptcha Privacy Policy and Terms of Service apply.