Tips & Tricks

Ngồi Ghế công thái học nhưng vẫn không thoải mái? Đâu mới là tư thế ngồi đúng chuẩn dành cho bạn?

Ngồi Ghế công thái học nhưng vẫn không thoải mái? Đâu mới là tư thế ngồi đúng chuẩn dành cho bạn? - HyperWork

Nhiều người dùng hiện nay vẫn mặc định rằng chỉ cần ngồi Ghế công thái học thì dáng người sẽ tự động điều chỉnh về tư thế đúng. Tuy nhiên để hiểu đúng cách, Ghế công thái học chỉ là sản phẩm hỗ trợ đem đến cho người dùng tư thế ngồi thoải mái và phù hợp với kích thước của cơ thể. Việc bạn ngồi Ghế công thái học nhưng vẫn không thoải mái chính là do ngồi sai tư thế. Vậy đâu mới là tư thế đúng?

Tại sao ngồi Ghế công thái học nhưng vẫn không thoải mái?

Không điều chỉnh ghế phù hợp với chiều cao của bàn 

Thông thường, điều chỉnh ghế sao cho chân tiếp xúc mặt sàn tạo một góc 90 độ là đúng nhất. Tuy nhiên dựa trên trải nghiệm thực tế, việc điều chỉnh độ cao của ghế sẽ tùy thuộc vào độ cao của mặt bàn. Nếu ghế cao quá hoặc thấp quá so với mặt bàn sẽ dẫn đến tình trạng nhức mỏi hay gù lưng, thậm chí là tiền đề cho các “bệnh văn phòng”. 

Ngồi trong một tư thế quá lâu

Kể cả khi bạn ngồi chuẩn tư thế công thái học nhưng việc duy trì một tư thế quá lâu sẽ khiến cơ thể của bạn cứng nhắc và bị động, từ đó gây áp lực lên các cơ khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Sau một khoảng thời gian ngồi làm việc bạn nên đứng dậy đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. 

Không tựa lưng hoàn toàn vào lưng ghế 

Nguyên tắc đầu tiên khi ngồi Ghế công thái học là phải dựa lưng hoàn toàn vào tựa lưng ghế thì lưng mới thẳng được. Sai lầm thường bắt gặp là khi tập trung theo quán tính ta sẽ vô thức đổ người về phía trước từ đó gây tác dụng ngược.

Tư thế ngồi chuẩn khoa học với Ghế công thái học 

Tư thế làm việc thoải mái nhất là tư thế đem lại sự thư giãn cho cả lưng, hông và cổ của bạn. Để có được trải nghiệm sử dụng Ghế công thái học tốt nhất, bạn cần kết hợp điều chỉnh các bộ phần sau của ghế:

Điều chỉnh độ cao của ghế

Độ cao hợp lý nhất là độ cao sao cho chân bạn vuông góc và chạm mặt sàn. Song song với đó, bạn cũng cần điều chỉnh bàn sao cho vừa tầm mắt nhất, không quá cao hoặc quá thấp, tránh cúi hoặc ngửa đầu khi làm việc.

Điều chỉnh bộ phận hỗ trợ thắt lưng

Các loại Ghế công thái học hiện nay mỗi loại đều có bộ phận hỗ trợ lưng khác nhau. Việc điều chỉnh bộ phận nâng đỡ thắt lưng vừa với đường cong tự nhiên của cơ thể sẽ hỗ trợ làm giảm áp lực lên phần cột sống dưới khi ngồi làm việc trong nhiều giờ liền.

Điều chỉnh bộ phận kê tay

Bộ phận kê tay phổ biến hiện nay gồm 3D và 4D với khả năng xoay nhiều vị trí đa dạng. Để phát huy được hết công dụng của bộ phận này, cách đúng nhất là nâng phần kê tay sao cho cánh tay tạo một đường thẳng song song với mặt bàn, hỗ trợ làm giảm áp lực lên cánh tay khi gõ bàn phím trong thời gian dài.

Điều chỉnh bộ phận tựa đầu

Đây là bộ phận rất ít được người dùng quan tâm khi ngồi làm việc. Hầu hết những dòng Ghế công thái học đều có thể điều chỉnh bộ phần này theo 3 hướng nâng hạ, kéo ra kéo vào và điều chỉnh góc nghiêng thoải mái. Để sử dụng bộ phận tựa đầu một cách hiệu quả bạn cần đặt bộ phận này vừa với cổ và tùy chỉnh theo mong muốn sao cho thoải mái nhất.

Để tăng năng suất công việc thì ngoài lựa chọn những thiết bị ngoại vi chất lượng như: chuột, bàn phím,... thì chọn lựa một chiếc Ghế công thái học phù hơp với cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng. 

 

Reading next

Setup góc làm việc phong cách gaming với các phụ kiện đến từ hệ sinh thái HyperWork - HyperWork
Giải mã Piston trên Ghế công thái học: Phân loại và lựa chọn - HyperWork