Hai mẫu bàn có tính ứng dụng cao từ HyperWork bao gồm bàn nâng hạ Atlas và bàn module Core Desk đều sử dụng vật liệu mặt bàn gỗ công nghiệp MDF lõi xanh cao cấp.
Một chiếc bàn có thiết kế ấn tượng, sang trọng và hài hòa với nhiều concept văn phòng có phải là yếu tố duy nhất mà người dùng nội thất sẽ quan tâm? Sau thời gian dài quan sát và tư vấn, HyperWork nhận thấy nhiều khách hàng trước khi trải nghiệm bàn Core Desk hay bàn Atlas đều có những câu hỏi về chất lượng mặt bàn, bao gồm: tải trọng ra sao; mặt bàn khi tháo-lắp liên tục có đảm bảo chất lượng; khoan lỗ, bắt vít có ảnh hưởng đến kết cấu; sau một thời gian sử dụng, mặt bàn có hiện tượng võng xệ, hay ẩm mốc?
Để đảm bảo tiêu chí bền đẹp, tính ứng dụng cao trong thời gian dài cho khách hàng, HyperWork cam kết giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất thành phẩm gỗ MDF, kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế.
Vậy những chỉ số sản xuất của gỗ MDF là gì và thành phẩm gỗ MDF trong các sản phẩm nội thất của HyperWork đã đạt/vượt những tiêu chuẩn nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu và thêm yên tâm về chất lượng các sản phẩm bàn HyperWork nhé.
Trước hết, cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard - ván sợi mật độ trung bình). Ván MDF thuộc phân khúc phổ thông, được ứng dụng ở nhiều công trình trong đời sống.
Đây được coi là loại vật liệu sở hữu tuổi thọ cao, bền bỉ nhờ hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót, mối mọt qua nhiều điều kiện thời tiết, nhất là khi so sánh với gỗ tự nhiên.
Không chỉ vậy, gỗ MDF còn là giải pháp thân thiện với môi trường, bề mặt phẳng nhẵn hỗ trợ thi công, dễ dàng kết hợp với các chất liệu như Poly, acrylic, melamine, laminate khi cần sơn, dán, in,... qua đó tối ưu chi phí đáng kể cho người dùng.
Là một vật liệu phổ biến, các nhà sản xuất chắc chắn cần dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế để kiểm định một thành phẩm gỗ MDF có đạt chất lượng hay không. Cụ thể:
1. Mật độ
Mật độ MDF nhắc tới khối lượng trên một đơn vị thể tích của tấm MDF (đơn vị kg/m3). MDF có mật độ cao thường cứng cáp, bền đẹp hơn.
Mật độ của tấm MDF thường nằm trong khoảng 650 - 710 kg/m³ dựa trên tiêu chuẩn EN 323:1993. Giá trị này giúp đảm bảo rằng MDF có đủ độ cứng, độ bền, và tính ổn định cần thiết cho các ứng dụng nội thất và xây dựng.
Với thành phẩm gỗ MDF của HyperWork, con số mật độ này là 670 kg/m³.
2. Độ bền uốn tĩnh
Khi nhắc đến độ bền uốn tĩnh, người ta sẽ đo lường áp lực tối đa mà tấm MDF có thể chịu được khi bị tác động bẻ cong đến gãy (đơn vị MPa - megapascal hoặc N/m² - newton trên mét vuông). Thông thường, nếu chỉ số này không đạt chuẩn, đồng nghĩa độ bền cơ học của tấm gỗ MDF không được đảm bảo, dễ dẫn đến nứt, rạn, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Độ bền uốn tĩnh tiêu chuẩn >=27 N/mm². Con số này chiếu theo tiêu chuẩn EN 310: 1993, đảm bảo rằng sản phẩm MDF có khả năng chịu lực tốt với với các yêu cầu công nghiệp và ứng dụng thực tế đòi hỏi tính cứng và bền bỉ.
Với thành phẩm gỗ MDF của HyperWork, độ bền uốn tĩnh đạt 31 N/mm², đạt chuẩn nêu trên.
3. Độ đàn hồi
Chỉ số đàn hồi nhắc đến khả năng chống chịu sự biến dạng của tấm gỗ MDF khi có một lực tác động lên. Tấm MDF có độ đàn hồi kém sẽ xảy ra tình trạng võng xệ khi bất ngờ phải chịu một tải trọng lớn, đồng thời không thể trở lại hình dạng ban đầu.
Độ đàn hồi từ >=2,700 N/mm² cho tấm MDF theo tiêu chuẩn EN 310 : 1993 đảm bảo thành phẩm phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ lý (tính chất cơ học và lý học) cho các ứng dụng công nghiệp và thiết kế nội thất.
Với thành phẩm gỗ MDF của HyperWork, độ đàn hồi đạt 2,882 N/mm², vượt chuẩn EN 310 : 1993.
4. Liên kết nội bộ
Khi đo lường tính liên kết giữa các phần tử trong ván MDF, người ta dùng tới khái niệm chỉ số liên kết nội bộ. Đây là chỉ số phản ánh khả năng chịu lực tác động của ván MDF. Khi liên kết nội bộ thấp, nhà sản xuất thậm chí còn gặp khó khăn trong việc sản xuất, ví dụ như quá trình ép phủ bề mặt. Do đó, liên kết nội đạt chuẩn sẽ hạn chế tình trạng bàn bắt vít kém, dễ xô lệch sau khi tháo lắp hay di chuyển của sản phẩm nội thất.
Liên kết nội bộ >=0.80 N/mm² cho tấm MDF theo tiêu chuẩn EN 319 : 1993 đảm bảo sản phẩm có độ bền vững khi sử dụng.
Với thành phẩm gỗ MDF của HyperWork, chỉ số này đạt 0.89 N/mm², tiếp tục vượt chuẩn.
5. Hàm lượng ẩm
Hàm lượng ẩm được nhắc đến là lượng nước tính theo phần trăm khối lượng có trong tấm MDF. Hàm lượng ẩm tối ưu hạn chế tình trạng biến dạng, hư hỏng, co ngót của sản phẩm sau thời gian dài sử dụng, đảm bảo tính ổn định và độ bền.
Theo tiêu chuẩn EN 322 : 1993, độ ẩm của MDF có thể dao động từ 5-10%.
Với thành phẩm gỗ MDF của HyperWork, hàm lượng ẩm tương đương 6.54%, nằm trong phạm vi cho phép.
6. Độ trương nở theo chiều dày
Để thực hiện kiểm tra độ trương nở này, nhà sản xuất thường ngâm ván MDF trong nước sau 24 giờ để ghi nhận kết quả. Độ trương nở theo chiều dày nhắc đến sự tăng phồng kích thước của MDF khi hấp thụ nước. Độ trương nở cao dễ xảy ra hiện tượng phồng rộp, cong vênh mép, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt như ở Việt Nam.
Độ phồng <=12% là giá trị được cho phép đối với gỗ MDF, theo tiêu chuẩn EN 317 : 1993. Phương pháp hấp sơ bộ nguyên liệu gỗ có thể coi là cách phổ biến để giảm phần trăm độ trương nở của gỗ MDF.
Với thành phẩm mặt bàn gỗ MDF của HyperWork, chỉ số này nằm trong khoảng 10.75%, đạt chuẩn để đảm bảo hạn chế tình trạng biến dạng khi gặp độ ẩm cao.
Cùng tham khảo 3 mẫu mặt bàn gỗ MDF lõi xanh từ HyperWork, được sử dụng cho 2 loại bàn module Core Desk và bàn nâng hạ Atlas. Không chỉ gây ấn tượng với màu sắc trung tính, phù hợp nhiều nội thất và phong cách setup khác nhau, mặt bàn HyperWork còn tạo điểm nhấn nhờ chỉ viền Light Brown và chỉ viền Vân gỗ đồng màu mặt bàn, phù hợp thị hiếu người dùng.
Leave a comment
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.