Nhiều sản phẩm cơ khí, nội thất trên thị trường hiện nay đều đang sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện nhằm hoàn thiện về mặt thẩm mỹ cũng như đảm bảo tuổi thọ, tính bền bỉ cho sản phẩm.
Vậy, sơn tĩnh điện là gì? HyperWork đã có những sản phẩm nào sử dụng công nghệ này? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Sơn tĩnh điện là gì?
Khác với các công nghệ sơn thông thường, sơn tĩnh điện (hay còn gọi là sơn khô) được tạo nên nhờ nguyên lý tích điện, nhằm tạo ra sự liên kết với vật liệu, sản phẩm được phủ sơn.
Sau bước phủ sơn này, bề mặt của vật liệu sẽ được nung nóng nhằm giúp bột sơn tan chảy, bám vào bề mặt, tạo nên liên kết siêu bền vững.
Thông thường, sơn tĩnh điện sẽ được sử dụng cho các bề mặt kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép. Một vài ứng dụng của sơn tĩnh điện bao gồm:
- Ngành công nghiệp xây dựng: Rào chắn, khung cửa, cổng, lan can, biển báo,...
- Ngành công nghiệp sản xuất ô tô: Khung xe, mâm xe, nắp capo,...
- Ngành công nghiệp sản xuất đồ điện tử: Vỏ tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...
- Ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng: Kệ tủ, quạt, bếp ga, khung bàn,...
Ngoài ra, các ngành sản xuất phục vụ nông nghiệp, công nghiệp cũng ứng dụng sơn tĩnh điện vào các sản phẩm thiết bị, máy móc của mình.
Mặc dù đã xuất hiện từ thế kỷ trước, song phải đến đầu năm 2000, công nghệ sơn tĩnh điện mới thực sự được coi là sáng chế bùng nổ, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Tại sao nhiều loại thiết bị, máy móc, nội thất, phụ kiện hiện nay đều được sử dụng sơn tĩnh điện?
- Sơn tĩnh điện tạo nên tính thẩm mỹ cho sản phẩm: Khác với hình thức sơn truyền thống, phụ thuộc vào tay nghề thợ sơn dẫn đến các vết nứt, vết nhăn, vết sờn trên bề mặt và không có độ bóng; sơn tĩnh điện nhờ nguyên lý tích điện đã tạo ra một lớp bề mặt phẳng nhẵn, mịn màng, màu sơn đều và bám chắc trên sản phẩm.
- Sơn tĩnh điện xử lý các bề mặt có hình dạng phức tạp: Bề mặt sản phẩm có hoa văn, góc cạnh khó có thể phủ sơn đồng đều, đẹp mắt. Do đó, người ta sử dụng sơn tĩnh điện như một phương pháp để tiếp cận các bề mặt kim loại như vậy.
- Chống chịu các tác động cho bề mặt: Lớp sơn tĩnh điện có sự liên kết tốt với bề mặt, qua đó giúp vật liệu, sản phẩm có khả năng chống trầy xước, chống chịu các tác động về mặt cơ học hoặc thời tiết, môi trường.
- Giải pháp thân thiện với môi trường: Phương pháp này sử dụng ít dung môi hóa học, hỗ trợ giảm thiểu khí thải ra môi trường.
Các sản phẩm sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện từ HyperWork
Hiện nay, HyperWork áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện cho hầu hết các mẫu giá đỡ, bàn nâng hạ, pegboard,... và đặc biệt là hộc tủ Ivy đa năng - sản phẩm sẽ ra mắt trong thời gian tới đây.
Điều này giúp các sản phẩm nội thất, phụ kiện setup từ hệ sinh thái HyperWork có được chất lượng cao và vẻ ngoài thẩm mỹ khi đến tay người dùng.
Leave a comment
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.