Đầu tư một chiếc ghế công thái học cho setup làm việc cá nhân trở thành một lựa chọn thông minh để bảo vệ sức khỏe và làm đẹp không gian. Ghế công thái học hỗ trợ người dùng điều chỉnh linh hoạt từng bộ phận, qua đó tìm ra dáng ngồi phù hợp, giảm thiểu căng thẳng cơ bắp, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cột sống và dần dần hình thành thói quen ngồi đúng chuẩn.
Trong đó, bộ phận mâm ghế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của ghế; hỗ trợ điều chỉnh độ sâu khi ngồi bằng cách tiến/lùi mâm. Mâm ghế cũng chính là bộ phận nâng đỡ, có sự tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người, cũng như quyết định trải nghiệm ngồi của người dùng.
Hãy cùng HyperWork gọi tên 3 loại chất liệu thường được sử dụng cho đệm ghế công thái học và ưu/nhược điểm của từng loại nhé.
Chất liệu da
Ghế công thái học sử dụng đệm da hướng đến đối tượng người dùng đề cao sự sang trọng, trong các môi trường cần sự chỉn chu, nghiêm túc nhưng vẫn tối ưu được các tính năng điều chỉnh từng bộ phận ghế nhằm mang lại sự thoải mái.
Một số ưu điểm của ghế đệm da chính là phần ngoại hình cao cấp, sang trọng, góp phần tạo nên không gian làm việc chuyên nghiệp, uy quyền.
Ngoài ra, chất liệu da vốn dễ vệ sinh, chống thấm nước tốt nên có độ bền cao, sử dụng nhiều năm không có dấu hiệu hỏng, rách hay phải thay mới. Để vệ sinh đệm da cho ghế công thái học, người dùng có thể dùng khăn mềm và dung dịch làm sạch chuyên dụng - một phương pháp dễ thực hiện nhằm đảm bảo tuổi thọ cho đệm da.
Tuy vậy, ghế công thái học sử dụng đệm ngồi bằng da cũng có những nhược điểm nhất định như: hằm bí, nóng bức, đặc biệt trong thời gian mùa hè và điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa; dễ trầy xước do va chạm với vật dụng cứng nên cần giữ gìn và xử lý vết xước thường xuyên.
Chất liệu lưới
Nhiều ghế công thái học hiện nay đã chuyển sang chất liệu lưới cho đệm ngồi và cả tựa lưng, tựa đầu. Đây được coi là loại chất liệu tối ưu cho người dùng trong nhiều điều kiện thời tiết, môi trường.
Lưới thoáng khí, dễ lưu thông, không tích tụ mồ hôi làm ố màu đệm sau thời gian dài sử dụng. Chất liệu này có trọng lượng nhẹ, giúp chiếc ghế thanh thoát và dễ dàng di chuyển khi cần hơn. Người dùng cũng có thể vệ sinh ghế lưới bằng cách hút bụi, lau khăn ẩm và phơi khô trước khi sử dụng lại.
Tuy vậy, chất liệu lưới tưởng như "toàn năng" cũng có một vài nhược điểm: giữ nhiệt kém vào mùa đông, tuổi thọ giảm nếu không được sử dụng đúng cách (đặc biệt một số mẫu ghế đan lưới chất lượng thấp hoặc phương pháp đan không phù hợp, người dùng ngồi nhưng không chia tải trọng đều hoặc thường xuyên đứng lên trên đệm ghế đều có thể dẫn đến tình trạng lưới chùng).
Người dùng ưu tiên sự thông thoáng, thoải mái khi ngồi cả ngày dài hoặc làm việc liên tục trong môi trường, điều kiện khí hậu nóng sẽ có xu hướng phù hợp với ghế công thái học đệm lưới.
Chất liệu Foam (bọt xốp)
Nếu bạn đề cao trải nghiệm ngồi êm ái, mềm mại và dễ chịu, đệm Foam cho ghế là một lựa chọn không thể hợp lý hơn. Foam là chất liệu nhẹ, có tính đàn hồi, có khả năng cách nhiệt tốt. Để đảm bảo chất lượng của đệm Foam trên ghế công thái học, nhà sản xuất cần chú ý đến các yếu tố về mật độ foam, độ cứng, độ bền, khả năng phục hồi, độ đàn hồi, khả năng thông khí và khả năng chống cháy.
Với Foam, bạn có thể yên tâm về độ êm ái, thoải mái, hỗ trợ giảm áp lực cho các bộ phận trên cơ thể khi ngồi. Tuy nhiên, chất liệu foam vẫn có thể bị xẹp lún theo thời gian nếu các yếu tố kể trên không đạt thông số tối thiểu hoặc thông số thấp. Để sử dụng đệm Foam lâu bền, người dùng nên chú ý hút bụi thường xuyên, lau chùi bằng khăn ẩm ngay khi phát hiện vết bẩn hoặc bổ sung thêm tấm vải bên ngoài có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng hơn.
Leave a comment
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.